
Trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng, không đạt cân nặng chuẩn khiến nhiều mẹ lo lắng, vì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà việc chậm tăng trưởng còn tác động không nhỏ tới sự phát triển dài lâu của trẻ.
TS.BS CKII, Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ đưa ra những giải pháp để trẻ thấp còi, nhẹ cân, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn để phát triển thể chất khỏe mạnh.
DẤU HIỆU TRẺ THẤP CÒI, SUY DINH DƯỠNG
Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Để nhận biết trẻ thấp còi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bố mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để theo dõi sự thay đổi của con:
- Chậm tăng chiều cao và cân nặng, đứng cân, sụt cân trong 2-3 tháng gần đây.
- Da xanh, tóc mọc thưa, rụng tóc ở vùng chẩm (chiếu liếm), đổi màu tóc.
- Chậm mọc răng, ít vận động, ưa quấy khóc.
- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhão.
- Hay bị rối loạn giấc ngủ; rối loạn tiêu hóa: đi phân sống, ỉa chảy.
- Biếng ăn, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.
- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
- Khó chịu, ít vui chơi, kém linh hoạt.
- Ở thể nặng, có phù hoặc teo đét, thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc (thể này ở Việt Nam hiện nay hiếm gặp).

GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG GIÚP TRẺ THẤP CÒI, NHẸ CÂN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
TS.BS CKII Nguyễn Thị Thu Hậu cho biết, để trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân đạt cân nặng chuẩn mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
Để trẻ phát triển thể chất và cải thiện tình trạng trẻ thấp còi, nhẹ cân hiệu quả, bố mẹ cần bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa tối đa dưỡng chất từ thức ăn. Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất. Bên cạnh đó, cần tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Mẹ nên ưu tiên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và phối hợp với các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
Ngoài ra, việc bổ sung dầu thực vật hoặc mỡ vào thực đơn hàng ngày của trẻ là rất quan trọng bởi đây là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho trẻ. Đặc biệt là những trẻ đang ở lứa tuổi ăn dặm.

MỘT SỐ LỜI KHUYÊN BỔ ÍCH TỪ CHUYÊN GIA VỀ GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG CHO TRẺ THẤP CÒI
Không nên ép trẻ ăn vì sẽ khiến trẻ mắc chứng biếng ăn tâm lý, rối loạn hành vi ăn uống. Mẹ nên sắp xếp bữa ăn hợp lý, bữa chính xen kẽ bữa phụ thay vì 2 bữa chính liền nhau. Ngoài ra, hãy chế biến món ăn hợp khẩu vị của trẻ để kích thích vị giác và khiến con ăn ngon miệng hơn.
Không cho trẻ xem tivi hoặc phân tán sự chú ý của con bằng các trò chơi trong khi ăn. Việc này sẽ khiến trẻ hấp thu thức ăn một cách thụ động và không tốt cho hệ tiêu hóa. Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ thấp còi, nhẹ cân hiệu quả, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt, cha mẹ cũng cần bổ sung dưỡng chất và các vitamin cần thiết giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
Một trong số đó phải kể đến sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ nhẹ cân, thấp còi đến từ Nestlé Thụy Sỹ : Nutren Junior - là sữa cao năng lượng, giúp bổ sung năng lượng cho trẻ nhẹ cân, thấp còi hồi phục cân nặng chuẩn. Đặc biệt, Nutren Junior còn có công thức B.I.G độc quyền, bổ sung đầy đủ dưỡng chất trẻ cần để tăng trưởng 3 chuẩn : THỂ CHẤT - ĐỀ KHÁNG - TƯ DUY. Nhờ vậy mẹ không chỉ hết lo lắng về việc trẻ thấp còi, nhẹ cân mà còn bất ngờ về sự phát triển toàn diện của con.

Nguồn tham khảo: Eva