Ở bệnh nhân mắc chứng khó nuốt, bổ sung nước (qua đường uống hoặc thức ăn lỏng) với người bình thường. Tuy nhiên, do chứng khó nuốt, nên thức ăn lỏng hoặc thức uống cần được thay đổi kết cấu phù hợp với sự trợ giúp của chất làm đặc bổ sung, giúp bệnh nhân dễ uống, dễ dung nạp hơn.
Khuyến nghị thường xuyên uống các chất lỏng có kết cấu thay đổi, để đáp ứng nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể, kể cả khi không khát thì bạn vẫn nên uống đủ lượng nước. Để tránh mất nước, hãy chú ý tăng lượng nước bổ sung vào những ngày hè nóng, hoặc khi ra nhiều mồ hôi do hoạt động thể chất, sốt, tiểu không tự chủ, nôn mửa v.v.
Người cao tuổi thường giảm cảm giác khát do quá trình lão hóa. Do đó, phải duy trì bổ sung nước đủ lượng cần thiết, dù cơ thể không có cảm giác khát.
Ngoài nước uống, chất lỏng từ thực phẩm lỏng hoặc các thức uống khác cũng góp phần vào tổng lượng chất lỏng hàng ngày. Vì vậy, hãy chú ý uống sữa, nước ép trái cây để giúp bổ sung nước cho cơ thể nhé!
Trong một số trường hợp như bị sốt hoặc có vấn đề về tiêu hóa hoặc vấn đề liên quan đến thở gấp thì cần bổ sung lượng nước cao hơn, cụ thể là:
- Sốt: Khi thân nhiệt cao trên 37ºC, thì bổ sung 300ml cho mỗi độ tăng thêm.
- Vấn đề về Tiêu hóa (nôn mửa hoặc tiêu chảy): Bổ sung 600 ml nước thông qua thức ăn lỏng mỗi ngày.
- Thở gấp do bệnh: Bổ sung 600 ml nước qua thức ăn lỏng mỗi ngày
TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT
EAT-10 là công cụ hỗ trợ tự đánh giá tình trạng nuốt, giúp bạn sớm phát hiện chứng khó nuốt, đã được chứng minh lâm sàng về độ chính xác.
Sản phẩm liên quan
Tài liệu tham khảo:
-
Jéquier et al. Water as an essential nutrient: the physiological basis of hydration. EJCN 2010, 64: 115-23
-
Adapted from https://www.healthhub.sg/live-healthy/191/water_the_best_choice_sip_to_be_cool. Accessed on 22/07/2020.