Chứng khó nuốt ở người già

Khi càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể cũng càng lão hóa và suy giảm về chức năng. Ví dụ như: 

  • Mắt giảm thị lực, bị viễn thị, còn gọi là lão thị.
  • Mất thính giác, còn gọi là giảm thính lực tuổi già.

Cũng giống thị giác hoặc thính giác, khả năng nuốt cũng suy giảm dần theo tuổi tác. Thuật ngữ y khoa được sử dụng để định nghĩa các rối loạn khả năng nuốt liên quan đến tuổi tác là chứng khó nuốt ở người già.

 

1

 

Chứng khó nuốt người già là gì?

 

Chứng khó nuốt người già có nguyên nhân do sự lão hóa khiến các cơ quan tham gia vào quá trình nuốt thực phẩm bị suy giảm chức năng, cụ thể là:

  • Chảy nước dãi do môi không đủ sức khép lại.
  • Mất răng hoặc răng giả kém phù hợp khiến việc nhai gặp khó khăn. Thực phẩm không bị nghiền hoàn toàn để tạo thành viên thức ăn chặt và đồng nhất, làm giảm hiệu quả nuốt.
  • Khả năng tiết nước bọt giảm, khiến khó bôi trơn thực phẩm và khó tạo thành viên thức ăn.
  • Lưỡi giảm khả năng di chuyển gây khó khăn trong việc tạo thành viên thức ăn và đẩy viên thức ăn ra sau miệng.
  • Chậm đóng nắp thanh quản, bộ phận này nằm trong họng với nhiệm vụ ngăn không cho thức ăn đi vào phổi.
  • Giảm sức của các cơ họng dẫn viên thức ăn đi tới khiến người cao tuổi phải nuốt nhiều lần để di chuyển viên thức ăn xuống dạ dày.

Do chứng khó nuốt ở người già, người cao tuổi thường phải đối mặt với các sự cố nuốt có thể gây những biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe như viêm phổi tái phát (vì thức ăn xâm nhập vào đường thở), sợ ăn một số loại thực phẩm, sụt cân do suy dinh dưỡng vì sợ nuốt dẫn đến chán ăn...

 

Chính vì vậy, việc nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu của chứng khó nuốt là vô cùng cần thiết.

 

 

TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT

EAT-10 là công cụ hỗ trợ tự đánh giá tình trạng nuốt, giúp bạn sớm phát hiện chứng khó nuốt, đã được chứng minh lâm sàng về độ chính xác.

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

Sản phẩm liên quan

 

thinken-up

 

Tìm hiểu thêm

Tài liệu tham khảo:
  • Humbert A et al. Dysphagia in the Elderly. Phys Med Rehabil Clin N Am 2008; 19 (4): 853 – x. doi: 10.1016 / j.pmr.2008.06.002.
  • Clavé P et al. Oropharyngeal dysphagia in the elderly. Med Clin 2005; 124: 742-8 - DOI: 10.1157 / 13075447
  • Dejaeger et al. Presbyphagia. In "Seminars in Dysphagia". Chap. 3. Editors Renee Speyer, Hans Bogaardt. ISBN 978-953-51-2151-0, InTech, 2015