Chứng khó nuốt có thể được kiểm soát và cải thiện khi áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp.
Làm cách nào đề điều trị chứng khó nuốt hầu họng?
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý và bù nước cho bệnh nhân là yếu tố quan trọng hàng đầu để điều trị thành công chứng khó nuốt. Bác sĩ và các chuyên gia y tế sẽ áp dụng thêm các phương pháp điều trị sau để chữa trị chứng khó nuốt hầu họng:
- Thay đổi kết cấu và độ đặc của đồ ăn và thức uống
- Dùng đồ ăn và thức uống từng lượng nhỏ để dễ nuốt hơn
- Biến đổi công cụ thích hợp (ví dụ, sử dụng thìa nhỏ) để ăn dễ dàng
- Thực hiện các bài tập môi, lưỡi và má để chuẩn bị tốt hơn khi nuốt thực phẩm
- Sử dụng các kỹ thuật giúp kích thích các cơ và dây thần kinh của miệng để bảo vệ bệnh nhân chống sặc
- Thay đổi tư thế khi ăn để thúc đẩy quá trình nuốt: ngồi thẳng
- Dùng dinh dưỡng đường ruột bằng các sản phẩm công thức đặc biệt để tránh suy dinh dưỡng.
Ai quyết định việc điều trị?
Bác sĩ sẽ chỉ định và khuyến nghị phương pháp điều trị thích hợp dựa trên tiền sử bệnh án hoặc tình trạng thực tế của bệnh nhân, như:
- Dạng và mức độ trầm trọng của chứng khó nuốt
- Nguy cơ sặc
- Tình trạng dinh dưỡng
- Mức độ nhận thức để hiểu và tuân theo
- Trợ giúp của người thân hoặc người chăm sóc
- Kiến thức về dinh dưỡng.
Hãy tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia y tế ngay khi bạn có những triệu chứng ho hoặc cảm thấy ngạt trong hoặc sau khi nuốt, bị sốt tái phát mà không có nguyên nhân rõ ràng, nhận ra những thay đổi trong giọng nói của mình sau khi ăn, hoặc có thực phẩm tồn dư trong họng.
Đồng thời, bạn cần hiểu rõ thực phẩm nào có thể dùng được và độ đặc phù hợp để giúp duy trì việc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc chứng khó nuốt.
TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT
EAT-10 là công cụ hỗ trợ tự đánh giá tình trạng nuốt, giúp bạn sớm phát hiện chứng khó nuốt, đã được chứng minh lâm sàng về độ chính xác.
Sản phẩm liên quan
Tài liệu tham khảo:
-
Clavé Civit P, García Peris P. Guide to diagnosis and nutritional and rehabilitative treatment of oropharyngeal dysphagia. Ed. Glosa, 2011
-
Nila Ilhamto. In-House Pureed Food Production in Long-Term Care: Perspectives of Dietary Staff and Implications for Improvement. J Nutr Gerontol Geriatr. 2014; 33 (3): 210-28.
-
Rocamora JAI et al. The modified texture menu; nutritional value, digestibility and contribution within the menu of hospitals and nursing homes. Nutr Hosp 2014; 29 (4): 873–879
-
Velasco C, et al. Food technology and evolution in modified texture foods; from crushed or dehydrated to current products. Nutr Hosp 2014; 29 (3): 465–469