Giai đoạn: tác dụng phụ

1

 

Bạn đang gặp phải những tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư

 

Các phương pháp điều trị ung thư đều mang đến những tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe như suy nhược cơ thể, thường xuyên buồn nôn, rối loạn tiêu hóa hoặc suy giảm vị giác. Trong nhiều trường hợp, áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý sẽ góp phần làm giảm các tác dụng phụ này.

 

hinh1(2)

 

 

Hãy đảm bảo mình luôn ăn đúng và ăn đủ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn sẵn sàng “chống lại” những tác dụng phụ của quá trình điều trị. Bạn nên bổ sung nhiều đạm và năng lượng trong bữa ăn hàng ngày với các thực phẩm như sữa, trứng…Trường hợp bạn gặp vấn đề về nhai nuốt, có thể cân nhắc sử dụng các thực phẩm bổ sung dạng uống để cải thiện tốt hơn.

 

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BẠN

 

1. HẠN CHẾ SỤT CÂN

Sử dụng các thực phẩm bổ sung cao năng lượng như dinh dưỡng miễn dịch, giàu đạm, kết hợp cùng các thực phẩm thường ngày (trái cây, rau củ…) để tăng lượng đạm và năng lượng cho cơ thể.

Hãy chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa một ngày và ăn đúng giờ, đừng chờ cơ thể đói mà hãy ăn khi đến giờ để cơ thể luôn nhận đủ năng lương cần thiết, hỗ trợ quá trình hồi phục.

 

2. THAY ĐỔI KHẨU VỊ

Hầu hết người bệnh ung thư sẽ bị thay đổi khẩu vị do khứu giác và vị giác bị ảnh hưởng, khiến họ ăn kém ngon miệng. Nhiều trường hợp, bệnh nhân còn có cảm giác kim loại trong miệng.

Để cải thiện, hãy chọn các loại thực phẩm bắt mắt và mùi hương hấp dẫn và nếu bệnh nhận cảm thấy thức ăn có mùi lạ thì hãy thay đổi thực phẩm hoặc tăng thêm gia vị để món ăn đậm đà hơn.

Đừng cho người bệnh ăn thức ăn nóng mà hãy chon thức ăn nguội bằng với nhiệt độ phòng, sử dụng các dụng cụ màng bọc thực phẩm / thức ăn để hạn chế mùi.

 

3. TÌNH TRẠNG NÔN ÓI

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì cần bổ sung thêm dinh dưỡng ngay để bù đắp lượng nước và dưỡng chất hao hụt do nôn ói gây ra.

Hãy chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa một ngày để giảm tải cho hệ tiêu hóa, tránh nguy cơ nôn ói. Ngoài ra, bạn có thể ưu tiên các thực phẩm mặn, khô và tránh ăn đồ nóng để giảm tình trạng này.

Chú ý uống bù nước.

 

4. KHÔ MIỆNG

Để giảm tình trạng này bạn hãy uống nước theo từng ngụm nhỏ và bổ sung các thực phẩm dạng lỏng. Bạn cũng có thể ngậm nước đá để giúp giảm cảm giác khô miệng tức thì và chú ý không nên uống các đồ uống có cồn.

 

5. CHUA MIỆNG

Tình trạng này khiến bạn dễ chán ăn, ăn không ngon miệng. Để cải thiện, bạn hãy tránh ăn đồ chua (khiến tình trạng tệ hơn), cắt thực phẩm thành những miếng nhỏ vừa ăn tránh cho chúng chạm vào lưỡi quá nhiều khi nhai, sử dụng ống hút để uống nước.

 

6. TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG, NHAI NUỐT KHÓ

Tình trạng này sẽ khiến khoang miệng của bạn bị đau, khó khăn trong việc ăn uống. Đây là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng hóa trị và xạ trị. Để giảm đau, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa một ngày, ưu tiên các thực phẩm dạng lỏng (cháo, bột yến mạch, sữa…), khi ăn các thực phẩm cứng thì hãy cắt nhỏ thức ăn, nhai vừa đủ.

 

7. TIÊU CHẢY

Tác dụng phụ này sẽ khiến bạn thường bị tiêu chảy, vì vậy, hãy chú ý bổ sung đủ nước và dinh dưỡng mà cơ thể bị hao hụt. Bên cạnh đó, bạn nên tránh các thực phẩm chiên xào, nhiều gia vị, cay nóng, món ngọt…vì chúng sẽ khiến tình trạng tệ hơn. Chú ý bổ sung chất xơ hòa tan từ các thực phẩm bổ sung như IMPACT để cải thiện hệ tiêu hóa.

 

8. RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Đây là tình trạng khiến hệ tiêu hóa, dạ dày, đường ruột của bạn không hoạt động hiệu quả, gây nên nhữnhg triệu chứng khác nhau. Hãy chú ý bổ sung nước và tham vấn ý kiến bác sĩ về các loại thuốc được kê đơn để cải thiện tình trạng này.

 

ORAL IMPACT

 

san-pham-Impact

 

TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM