Hậu quả của chứng khó nuốt

Chứng khó nuốt nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

 

Các biến chứng chính của chứng khó nuốt

 

Người bị chứng khó nuốt thường ăn ít và ăn kém đa dạng vì đã mất cảm giác ngon miệng hoặc gặp khó khăn khi nuốt. Ngoài ra, bệnh nhân mắc chứng khó nuốt thường phải ăn các thực phẩm nghiền hoặc xay nhuyễn mà những thức ăn dạng này thường có màu sắc, hương vị kém hấp dẫn. Lâu dần, họ trở nên biếng ăn.

 

Chứng khó nuốt thường xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như ung thư, bệnh Alzheimer, đột quỵ hoặc bệnh Parkinson. Những bệnh nhân này có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, vì chứng khó nuốt, họ lại ăn ít nên dẫn đến nguy cơ cao bị sụt cân và suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu người bệnh có xu hướng sụt cân hoặc ăn ít hơn bình thường, bạn cần đưa đến gặp bác sĩ ngay để được can thiệp, hỗ trợ kịp thời.

 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người già mắc chứng khó nuốt lên đến 40%. Nhiều bệnh nhân mắc chứng khó nuốt sợ nghẹn hoặc ho trong hoặc sau khi dùng các chất lỏng. 

 

Cùng với sự suy giảm cảm giác khát ở người cao tuổi, người mắc chứng khó nuốt có xu hướng uống ít nước hơn bình thường, làm tăng nguy cơ mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

link-9-1

 

Một trong các biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh nhân mắc chứng khó nuốt là viêm phổi do sặc vì đồ ăn, thức uống hoặc nước bọt đi vào đường thở. Các nguyên nhân chính gây nên biến chứng này là:

  • Chậm đóng khí quản
  • Chậm mở cơ vòng mở thực quản
  • Phần dư lớn của viên thực phẩm (bolus) bị giữ lại trong họng
  • Mất cơ chế ho
  • Viên thực phẩm (bolus) hoặc nước bọt bị vi sinh vật gây bệnh xâm chiếm, do vệ sinh miệng kém hoặc bệnh nha chu (nướu)
link-9-2

 

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc chứng khó nuốt cũng bị suy giảm do các yếu tố như khó ăn uống thực phẩm bình thường, giảm động lực ăn uống, giảm ngon miệng, v.v. 

 

Hãy tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia y tế ngay khi bạn có những triệu chứng ho hoặc cảm thấy ngạt trong hoặc sau khi nuốt, bị sốt tái phát mà không có nguyên nhân rõ ràng, nhận ra những thay đổi trong giọng nói của mình sau khi ăn, hoặc có thực phẩm tồn dư trong họng. 

 

 

TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT

EAT-10 là công cụ hỗ trợ tự đánh giá tình trạng nuốt, giúp bạn sớm phát hiện chứng khó nuốt, đã được chứng minh lâm sàng về độ chính xác.

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

Sản phẩm liên quan

 

thinken-up

 

Tìm hiểu thêm

Tài liệu tham khảo:
  • Clavé Civit P, García Peris P. Guide to diagnosis and nutritional and rehabilitative treatment of oropharyngeal dysphagia. Ed. Glosa, 2011
  • Namasivayam AM et al. Malnutrition and Dysphagia in long-term care: a systematic review. J Nutr Gerontol Geriatr 2015; 34 (1): 1-21
  • Ekberg O, Hamdy S, Woisard V, Wuttge-Hannig A, Ortega P. Social and psychological burden of dysphagia: its impact on diagnosis and treatment. Dysphagia. 2002;17(2):139-46.