Bệnh đái tháo đường

LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
TẠI SAO CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT (GLYCAEMIC INDEX) VÀ
TẢI LƯỢNG ĐƯỜNG HUYẾT (GLYCAEMIC LOAD) LẠI QUAN TRỌNG?



Trong 3 thập kỷ qua, đã có một sự gia tăng đáng kể số lượng người bị đái tháo đường trên toàn thế giới. 1 Trong khu vực Đông Nam Á, người ta ước tính rằng cứ 12 người lớn sẽ có 1 người mắc bệnh hoặc sẽ phát triển bệnh trong suốt cuộc đời của họ.2
So với những người từ các nước phương Tây, người châu Á phát triển bệnh đái tháo đường ở độ tuổi trẻ hơn, và ở trọng lượng cơ thể thấp hơn3.Thừa dinh dưỡng và các dạng thức ăn đặc trưng của thực phẩm năng lượng cao đã được xác định là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ đái tháo đường3.

Đường trong máu được kiểm soát chặt chẽ trong cơ thể - được phóng thích khi cơ thể cần năng lượng, và lưu trữ khi cơ thể được nghỉ ngơi, hoặc khi có sự dư thừa đường. Ở những người bị bệnh đái tháo đường, cơ chế điều khiển này bị lỗi, dẫn đến nồng độ đường trong máu cao. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho cơ thể, đặc biệt là cho mắt và thận4.

Những người bị đái tháo đường có nhu cầu dinh dưỡng cũng giống như những người khác. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát đường huyết bị rối loạn, do đó điều quan trọng bệnh nhân đái tháo đường phải chú ý đặc biệt đến là các loại và số lượng carbohydrate ăn vào vì điều này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhanh hơn so với protein hoặc chất béo.

Việc đo lường sự hấp thụ glucose vào máu sau khi sử dụng các loại thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết (GI);5. Những loại thực phẩm có chứa carbohydrate với chỉ số GI thấp được hấp thu chậm hơn, dẫn đến kiểm soát tốt mức đường trong máu5. Bệnh nhân đái tháo đường do đó phù hợp với việc sử dụng thực phẩm có GI thấp6. GI của các carbohydrate có thể giảm khi dùng cùng với chất xơ7.

Các loại đường đa, cấu trúc lớn cũng được gọi là "polysaccharides không tinh bột", cũng có chức năng như chất xơ, cung cấp số lượng lớn sẽ thúc đẩy nhu động ruột, và giúp bình thường hóa nồng độ đường trong máu và insulin, làm cho các loại polysaccharides này trở thành một thành phần hữu ích trong chế độ ăn uống cho người bị đái tháo đường.8

Quan trọng không kém GI, là tải lượng đường huyết, là một số đo hàm lượng carbohydrate có sẵn của thực phẩm. Trong khi GI cung cấp một thước đo về chất lượng carbohydrate, tải lượng đường huyết tính toán lượng carbohydrate và ảnh hưởng của nó lên nồng độ đường trong máu.9Nói một cách đơn giản, cả số lượng carbohydrate cũng như loại carbohydrate trong thực phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ glucose trong máu.

Chọn lựa thực phẩm hay sản phẩm bổ sung dinh dưỡng với chỉ số đường huyết thấp và tải lượng đường huyết thấp sẽ hỗ trợ việc kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường.

 

1.         Nanditha A, Ma RC, Ramachandran A, et al. Diabetes Care. 2016;39:472-485.

2.         International Diabetes Federation. Diabetes in south east asia.  http://www.idf.org/regions/sea/regional-data

3.         Ramachandran A, Snehalatha C, Shetty AS, Nanditha A. World J Diabetes. 2012;3:110-117.

4.         Forbes JM, Cooper ME. Physiol Rev. 2013;93:137-188.

5.         Jenkins DJ, Kendall CW, Augustin LS, et al. Am J Clin Nutr. 2002;76:266S-273S.

6.         Greenwood DC, Threapleton DE, Evans CE, et al. Diabetes Care. 2013;36:4166-4171.

7.         Scazzina F, Siebenhandl-Ehn S, Pellegrini N. Br J Nutr. 2013;109:1163-1174.

8.         Kumar V, Sinha AK, Makkar HP, de Boeck G, Becker K. Crit Rev Food Sci Nutr. 2012;52:899-935.

9.         Sheard NF, Clark NG, Brand-Miller JC, et al. Diabetes Care. 2004;27:2266-2271.