Phân loại các chứng khó nuốt

PHÂN LOẠI CHỨNG KHÓ NUỐT THEO VÙNG HOẶC GIAI ĐOẠN NUỐT BỊ ẢNH HƯỞNG

Chứng khó nuốt miệng họng

 

1. Chứng khó nuốt miệng họng

Dạng khó nuốt này khiến bạn gặp khó khăn trong việc bắt đầu nuốt và/hoặc đẩy viên thức ăn (bolus) từ miệng đến lối vào thực quản ở vùng hầu họng.
 

Biểu hiện rõ ràng của dạng khó nuốt này là bạn luôn có cảm giác thực phẩm bị mắc kẹt ở cổ họng, khiến bạn thường phải đằng hắng hoặc ho để đẩy thực phẩm đi

 

Chứng khó nuốt thực quản

 

 

2. Chứng khó nuốt thực quản

Với dạng khó nuốt này, viên thức ăn có thể đi đến thực quản, nhưng gặp khó khăn để tiến vào dạ dày. 

Biểu hiện rõ ràng của dạng khó nuốt này là cảm giác thực phẩm mắc kẹt tại vùng ngực, tức ngực. 

 

 

 

 

 

 

PHÂN LOẠI CHỨNG KHÓ NUỐT THEO LOẠI ĐỒ ĂN HOẶC THỨC UỐNG KHÓ NUỐT

Chứng khó nuốt rắn -new

 

1. Chứng khó nuốt rắn

Gặp khó khăn khi nuốt thức ăn rắn và phải xay nhuyễn thức ăn mới có thể ăn thoải mái được.

 

 

 

 

Chứng khó nuốt lỏng

 

 

2. Chứng khó nuốt lỏng

Gặp khó khăn khi ăn thức ăn lỏng, chẳng hạn như nước, sữa, nước quả hoặc nước súp. Dạng khó nuốt này thường khiến bệnh nhân ho, sặc vì thức ăn lỏng có thể đi vào đường hô hấp.

 

 

Chứng khó nuốt hỗn hợp

 

 

 

 

3. Chứng khó nuốt hỗn hợp

Gặp khó khăn khi nuốt thức ăn lỏng và ăn thức ăn rắn.

 

 

 

 

PHÂN LOẠI CHỨNG KHÓ NUỐT THEO NGUYÊN NHÂN

 

1. Chứng khó nuốt chức năng hoặc vận động 

Gặp khó khăn khi nuốt với thức ăn cả rắn và lỏng. Nguyên nhân chủ yếu là do não bộ không gửi các tín hiệu đến cơ họng để thực hiện các hành động nuốt. Dạng khó nuốt này thường liên quan đến các bệnh thần kinh và lão hóa.

 

2. Chứng khó nuốt cơ học hoặc cản trở

Gặp khó khăn khi nuốt các viên thức ăn lớn hoặc khó nuốt thức ăn rắn do thực quản bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp kích thước. Ở những ca đặc biệt trầm trọng, khi lòng thực quản bị thu hẹp, bệnh nhân cũng có thể khó nuốt cả thức ăn lỏng nữa.

 

HÃY TỰ HỎI ...

  • Bạn cảm thấy đồ ăn bị tắc ở đâu khi ăn? 
  • Bạn khó nuốt thức ăn nào? 
  • Bạn có phải thường xuyên hắng giọng sau khi ăn không?

Để trình bày khi tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, giúp bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán, phân loại được chứng khó nuốt của bạn và có phương pháp điều trị thích hợp. 

 

 

TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT

EAT-10 là công cụ hỗ trợ tự đánh giá tình trạng nuốt, giúp bạn sớm phát hiện chứng khó nuốt, đã được chứng minh lâm sàng về độ chính xác.

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

Sản phẩm liên quan

 

thinken-up

 

Tìm hiểu thêm 

 

PHÂN LOẠI CHỨNG KHÓ NUỐT THEO VÙNG HOẶC GIAI ĐOẠN NUỐT BỊ ẢNH HƯỞNG

Chứng khó nuốt miệng họng

 

1. Chứng khó nuốt miệng họng

Dạng khó nuốt này khiến bạn gặp khó khăn trong việc bắt đầu nuốt và/hoặc đẩy viên thức ăn (bolus) từ miệng đến lối vào thực quản ở vùng hầu họng.
 

Biểu hiện rõ ràng của dạng khó nuốt này là bạn luôn có cảm giác thực phẩm bị mắc kẹt ở cổ họng, khiến bạn thường phải đằng hắng hoặc ho để đẩy thực phẩm đi

 

Chứng khó nuốt thực quản

 

 

2. Chứng khó nuốt thực quản

Với dạng khó nuốt này, viên thức ăn có thể đi đến thực quản, nhưng gặp khó khăn để tiến vào dạ dày. 

Biểu hiện rõ ràng của dạng khó nuốt này là cảm giác thực phẩm mắc kẹt tại vùng ngực, tức ngực. 

 

 

 

 

 

 

PHÂN LOẠI CHỨNG KHÓ NUỐT THEO LOẠI ĐỒ ĂN HOẶC THỨC UỐNG KHÓ NUỐT

Chứng khó nuốt rắn -new

 

1. Chứng khó nuốt rắn

Gặp khó khăn khi nuốt thức ăn rắn và phải xay nhuyễn thức ăn mới có thể ăn thoải mái được.

 

 

 

 

Chứng khó nuốt lỏng

 

 

2. Chứng khó nuốt lỏng

Gặp khó khăn khi ăn thức ăn lỏng, chẳng hạn như nước, sữa, nước quả hoặc nước súp. Dạng khó nuốt này thường khiến bệnh nhân ho, sặc vì thức ăn lỏng có thể đi vào đường hô hấp.

 

 

Chứng khó nuốt hỗn hợp

 

 

 

 

3. Chứng khó nuốt hỗn hợp

Gặp khó khăn khi nuốt thức ăn lỏng và ăn thức ăn rắn.

 

 

 

 

PHÂN LOẠI CHỨNG KHÓ NUỐT THEO NGUYÊN NHÂN

 

1. Chứng khó nuốt chức năng hoặc vận động 

Gặp khó khăn khi nuốt với thức ăn cả rắn và lỏng. Nguyên nhân chủ yếu là do não bộ không gửi các tín hiệu đến cơ họng để thực hiện các hành động nuốt. Dạng khó nuốt này thường liên quan đến các bệnh thần kinh và lão hóa.

 

2. Chứng khó nuốt cơ học hoặc cản trở

Gặp khó khăn khi nuốt các viên thức ăn lớn hoặc khó nuốt thức ăn rắn do thực quản bị tắc nghẽn hoặc thu hẹp kích thước. Ở những ca đặc biệt trầm trọng, khi lòng thực quản bị thu hẹp, bệnh nhân cũng có thể khó nuốt cả thức ăn lỏng nữa.

 

HÃY TỰ HỎI ...

  • Bạn cảm thấy đồ ăn bị tắc ở đâu khi ăn? 
  • Bạn khó nuốt thức ăn nào? 
  • Bạn có phải thường xuyên hắng giọng sau khi ăn không?

Để trình bày khi tham vấn ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, giúp bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán, phân loại được chứng khó nuốt của bạn và có phương pháp điều trị thích hợp. 

 

 

TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT

EAT-10 là công cụ hỗ trợ tự đánh giá tình trạng nuốt, giúp bạn sớm phát hiện chứng khó nuốt, đã được chứng minh lâm sàng về độ chính xác.

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

 

thinken-up

 

Tìm hiểu thêm 

 

Tài liệu tham khảo:
  • Clavé Civit P, García Peris P. Guide to nutritional diagnosis and treatment and rehabilitation of oropharyngeal dysphagia. Ed. Glosa, 2011
  • Cicero J et al. Stepping Stones to Living Well with Dysphagia. Nestlé Nutrition Institute Workshop Series, Vol. 72. KARGER 2012.