Thực phẩm phù hợp cho bệnh chứng khó nuốt hầu họng

Với bệnh nhân mắc chứng khó nuốt, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ với những thực phẩm có độ đặc phù hợp là vô cùng cần thiết. Để tạo độ đặc phù hợp cho thực phẩm, có thể áp dụng phương pháp thay đổi kết cấu thực phẩm cho cả thức ăn rắn và lỏng, tùy theo loại khó nuốt ở bệnh nhân.

 

link-11

 

Dù có vài điểm khác biệt trong chế độ ăn của người mắc chứng khó nuốt; nhưng nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc chứng khó nuốt phải đảm bảo các yếu tố:

  • Thực phẩm nên được nghiền thành các kết cấu đồng nhất hoặc đồng thể, tránh các kết cấu đặc chứa khối vón cục, xương, gai, sợi hoặc hạt trái cây và rau
  • Độ sệt của thực phẩm nên là đặc, nhưng có kết cấu mịn và đồng nhất. Tránh kết cấu kép, chẳng hạn như súp mì, sinh tố kiwi hoặc dâu, v.v.
  • Ẩm và trơn để tránh tạo thành tồn dư thực phẩm trong họng
  • Đặc dính: không dễ phân chia hoặc phân mảnh
  • Không dính vào vòm miệng, như khoai tây nghiền
  • Chất lỏng hoặc nước sốt được thêm vào cũng đặc như chính thức ăn xay nhuyễn

Cách chuẩn bị thức ăn RẮN cho bệnh nhân mắc chứng khó nuốt? 

Sử dụng thìa nhỏ khi đút để giúp bệnh nhân không nuốt lượng đồ ăn lớn trong một lần. Tránh sử dụng ống hút và ống bơm khi cho bệnh nhân mắc chứng khó nuốt ăn.

 

1. Cẩn thận chọn loại thực phẩm - Hãy tránh những loại thực phẩm trong bảng này

inforgraphic-2

Những thực phẩm cần tránh với bệnh nhân mắc chứng khó nuốt

 

  1. Chế biến thực phẩm đúng cách để hạn chế mất dinh dưỡng. Các phương pháp nấu dùng nước để làm chín thực phẩm như luộc sẽ làm mất vitamin và chất khoáng trong thực phẩm. Do đó, hãy ưu tiên hấp thực phẩm.
  2. Cắt nhỏ thực phẩm ngay trước khi ăn, hoặc giữ thực phẩm đã cắt nhỏ trong tủ lạnh.
  3. Sau khi nghiền thực phẩm, sử dụng rây để làm mịn, tránh thức ăn bị vón cục, xương, gai hoặc xơ.
  4. Bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh nhiễm bẩn. Thực phẩm đã nghiền được xem là có nguy cơ vi sinh cao.
  5. Ăn uống càng đa dạng càng tốt.
  6. Sữa hoặc nước sốt có thể được thêm vào để làm mịn và đặc thức ăn.
  7. Hãy trang trí món ăn thật đẹp mắt để người bệnh ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn.
  8. Không thêm quá nhiều chất lỏng trong quá trình nghiền thực phẩm vì sẽ làm giảm mật độ dinh dưỡng; bệnh nhân nhanh no nhưng không hấp thu đủ dưỡng chất. Ở người mắc chứng khó nuốt, chế độ dinh dưỡng nên cao năng lượng, ăn ít nhưng đủ chất.
  9. Tuân thủ các tiêu chuẩn thực hành ăn uống lành mạnh: 
    • Ăn ít nhất 4 bữa một ngày: sáng, trưa, xế và tối. Lý tưởng là 5 bữa một ngày, với một bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng
    • Đừng ăn vặt quá nhiều giữa các bữa ăn
    • Ăn chậm và dành đủ thời gian để hoàn thành bữa ăn
    • Đưa vào chế độ ăn nhiều loại thực phẩm
    • Hạn chế dùng đường và chất béo động vật
    • Chuẩn bị những món hấp dẫn, trông ngon miệng
    • Cẩn thận với kẹo vì sẽ sản sinh nhiều nước bọt có thể đi vào đường thở nếu không được nuốt phù hợp

Cách chuẩn bị THỨC ĂN LỎNG / THỨC UỐNG cho bệnh nhân mắc chứng khó nuốt?  

  • Thức ăn lỏng bất kỳ, hoặc các thức uống như sữa, cà phê, nước ngọt, rượu, nước, v.v. phải được biến đổi kết cấu phù hợp cho bệnh nhân trước kho dùng: Tránh thức ăn, thức uống có lẫn xơ hoặc thức ăn cứng, chẳng hạn như nước quả chưa lọc, vì các mảnh trái cây có thể bị vướng lại trong họng.
  • Thức ăn lỏng, thức uống có thể được làm đặc bằng cách sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Trong trường hợp này, phải cẩn thận tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất để pha chế đạt độ đặc khuyến nghị (Mức IDDSI từ 1 đến 4). Hãy tham vấn bác sĩ và chuyên gia y tế để chọn lựa sản phẩm hỗ trợ phù hợp với bạn.

Hãy luôn theo dõi, đánh giá mức độ cải thiện tình trạng khó nuốt của mình và thông báo cho bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có những can thiệp kịp thời.

 

 

TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT

EAT-10 là công cụ hỗ trợ tự đánh giá tình trạng nuốt, giúp bạn sớm phát hiện chứng khó nuốt, đã được chứng minh lâm sàng về độ chính xác.

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

Sản phẩm liên quan

 

thinken-up

 

Tìm hiểu thêm

 

Tài liệu tham khảo:
  • Clavé Civit P, García Peris P. Guide to diagnosis and nutritional and rehabilitative treatment of oropharyngeal dysphagia. Ed. Glosa, 2011
  • Nila Ilhamto. In-House Pureed Food Production in Long-Term Care: Perspectives of Dietary Staff and Implications for Improvement. J Nutr Gerontol Geriatr. 2014; 33 (3): 210-28.
  • Rocamora JAI et al. The modified texture menu; nutritional value, digestibility and contribution within the menu of hospitals and nursing homes. Nutr Hosp 2014; 29 (4): 873–879
  • Velasco C, et al. Food technology and evolution in modified texture foods; from crushed or dehydrated to current products. Nutr Hosp 2014; 29 (3): 465–469