Dinh dưỡng cho bệnh nhân "liệt giường"

Liệt giường là tình trạng bệnh nhân không thể vận động, đứng lên hay di chuyển. Đây là hậu quả hoặc biến chứng của các căn bệnh khác, hoặc là tình trạng của những người bị chấn thương nặng, những người già lớn tuổi. Tình trạng “liệt giường” nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể mất dần cơ bắp.

Quá trình này làm giảm 50% sức cơ từ 3 đến 5 tuần sau khi bất động hoàn toàn. Tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, quá trình mất cơ xảy ra ở một tỷ lệ khác nhau. Ví dụ, người trẻ tuổi sẽ không mất cơ nhanh như người lớn tuổi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến có hậu quả về chức năng hoạt động của các cơ quan, cũng như giảm sức mạnh và năng lượng cơ thể. 

Vì vậy, chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân “liệt giường” là hết sức quan trọng để giúp nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian phục hồi chức năng. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân bị "liệt giường" cần chú ý đảm bảo các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể:

  • Chất đạm: Người bị rối loạn vận động tránh ăn những thức ăn có chứa cholesterol cao. Nên cho bệnh nhân ăn các thức ăn chứa lượng chất đạm vừa đủ. Một số loại thực phẩm chứa đạm từ động vật như cá, thịt nạc, sữa,…
  • Vitamin: Vitamin là chất cần thiết cho cơ thể, thiếu vitamin sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khoẻ (ví dụ: thiếu vitamin C sẽ gây ra tình trạng bong tróc da). Vitamin có trong tất cả các loại thực phẩm, nhiều nhất là rau xanh và hoa quả. Mỗi bữa nên có một loại rau xanh và có hoa quả để ăn tráng miệng. Đặc biệt, Kali có trong quả chuối sẽ hỗ trợ giảm huyết áp và quá trình phục hồi chức năng ở bệnh nhân "liệt giường" sau tai biến, đột quỵ.
  • Chất béo: Theo nghiên cứu, sử dụng các chất béo từ thực vật sẽ giúp bệnh nhân giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể, hạn chế bệnh xơ vữa, và giảm nguy cơ tái phát bệnh lần 2.

Ngoài ra, thức ăn nên ở dạng mềm, lỏng, được cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn để giúp bệnh nhân dễ dàng ăn uống. Tuyệt đối không sử dụng các gia vị cay nóng, các chất kích thích. Hạn chế cho bệnh nhân ăn quá nhiều trong cùng một bữa, vì khả năng tiêu hoá kém do ít vận động. Người thân nên chia thành nhiều bữa trong ngày, như thế bệnh nhân sẽ dễ hấp thụ thức ăn và không gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Tại Viện Khoa Học và Sức Khỏe Nestlé, chúng tôi phát triển liệu pháp dinh dưỡng nhằm cải thiện các triệu chứng lâm sàng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

*Vui lòng tham khảo thêm ý kiến ​của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết. Bài viết trên đây là thông tin trích từ tài liệu tham khảo và không thay thế khuyến nghị của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

 

PEPTAMEN

 

san-pham-Peptamem

 

TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM

 

Nguồn tham khảo:
Deyo RA, Diehl AK, Rosenthal M. How many days of bed rest for acute low back pain? A randomized clinical trial. N Engl J Med. 1986; 315 (17): 1064-70.
Rubarth LB, Schoening AM, Cosimano A, Sandhurst H. Women's experience of hospitalized bed rest during high-risk pregnancy. J Obstet Gynecol Neonatal Nurs. 2012; 41 (3): 398-407.
Paddon-Jones D. Interplay of stress and physical inactivity on muscle loss: Nutritional countermeasures. J Nutr. 2006; 136 (8): 2123-6.
Pregnancy week by week - Bed rest during pregnancy: Get the facts. Mayo Clinic. 2014. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20048007?pg=1
Pregnancy week by week - Understand bed rest side effects. Mayo Clinic. 2014. http://www.mayoclinic.org/healthy-living/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20048007?pg=2
http://aging.ufl.edu/files/2011/01/deconditioning_campbell.pdf . Accessed December 2014
English KL, Paddon-Jones D. Protecting muscle mass and function in older adults during bed rest. Curr Opin Clin Nourish Metab Care. 2010; 13 (1): 34-9.
Evans WJ. Skeletal muscle loss: cachexia, sarcopenia, and inactivity. Am J Clin Nutr. 2010; 91 (4): 1123S-1127S.