Hiểu về Bệnh xơ nang

Xơ nang (Cystic fibrosis -CF) là một rối loạn di truyền không chỉ ảnh hưởng đến phổi, mà còn cả tuyến tụy, gan, thận và ruột. Bệnh khiến cơ thể tăng tiết chất nhầy dày bất thường trong phổi và các cơ quan khác. Thông thường, dịch nhầy trong phổi chỉ là một lớp lót rất mỏng và khá trơn. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh xơ nang, dịch nhầy sẽ trở nên dày và dính bất thường, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hệ tiêu hóa và phổi. Xơ nang ở trẻ nhỏ là một rối loạn di truyền nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

 

Nguyên nhân khiến trẻ bị xơ nang là do nhận gen di truyền xơ nang từ cả bố và mẹ. Nếu trẻ chỉ nhận được một gen bệnh từ mẹ hoặc từ bố thì trẻ chỉ mang mầm bệnh chứ không mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ nhận được gen di truyền xơ nang từ cả bố và mẹ thì trẻ sẽ bị bệnh. Xơ nang có thể di truyền trong gia đình. Do đó, nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do rối loạn di truyền. Mỗi cặp cha mẹ mang mầm bệnh này có 25% nguy cơ truyền bệnh xơ nang cho con cái họ; 50% khả năng đứa trẻ sẽ là người mang gen bệnh xơ nang; và 25% cơ hội đứa trẻ sẽ không phải là người mang mầm bệnh. Tại Bắc Mỹ và Châu Âu, hàng năm có đến 2.000 đến 3.500 trẻ sơ sinh mắc bệnh xơ nang.

 

Các triệu chứng của bệnh xơ nang sẽ khác nhau ở từng cá thể. Chất nhầy tích tụ ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp gây ho dai dẳng, khò khè và khó thở, kết hợp với tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Chất nhầy đồng thời gây ra sự thiếu hụt các enzyme hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, đi tiêu phân mỡ, tắc nghẽn đường ruột, khiến trẻ sơ sinh chậm tăng trưởng. Với tình trạng sức khỏe kém, bệnh nhân xơ nang rất dễ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, loãng xương và thậm chí là vô sinh. 

 

Để bảo vệ sức khỏe, bệnh nhân bệnh xơ nang cần duy trì lối sống lành mạnh bao gồm tiêm phòng vắc-xin giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, không hút thuốc, rửa tay thường xuyên và bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Vì chất nhầy tích tụ có thể ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng, nên chế độ ăn nhiều calo, chất béo và chất đạm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng suy nhược của cơ thể. Vì dinh dưỡng đủ đầy có thể giúp bệnh nhân quản lý bệnh xơ nang tốt hơn, tại Viện Khoa Học và Sức Khỏe Nestlé, chúng tôi phát triển liệu pháp dinh dưỡng nhằm cải thiện bệnh xơ nang và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

*Vui lòng tham khảo thêm ý kiến ​của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết. Bài viết trên đây là thông tin trích từ tài liệu tham khảo và không thay thế khuyến nghị của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

 

PEPTAMEN

 

san-pham-Peptamem

 

TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM

 

Nguồn tham khảo:

1. Epiphanium M, Spolidoro JVN. Brazilian Society of Parenteral and Enteral Nutrition, Brazilian Society of Medical Clinics, Brazilian Association of Nutrology. Nutritional Therapy in Cystic Fibrosis. Project Guidelines - Brazilian Medical Association and Federal Council of Medicine. DITEN, 2011.
2. World Health Organization (WHO). Genomic resource center. Genes and human disease. Available at: http://www.who.int/genomics/public/geneticdiseases/en/index2.html.
Accessed December 2014
3. Reis FJC, Penna FJ, Oliveira MGR et al. Clinical and nutritional framework of patients with cystic fibrosis: 20 years of follow-up at HC-UFMG. Rev Ass Med Brazil 2000; 46 (4): 325-30
4. US Department of Health & Human Services. National Heart, Lung and Blood Institue. What Is Cystic Fibrosis? Available at: http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/cf/.
Accessed December 2014.
5. Mayo Clinic. Diseases and Conditions: Cystic fibrosis. Available at: http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystic-fibrosis/basics/definition/con-20013731 .Accessed December 2014.
Accessed December 2014.

 

* Bài viết không bao gồm tất cả nguy cơ và dấu hiệu bệnh xơ nang, người bệnh có thể có những triệu chứng khác nhau.