Hiểu về Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa đó là nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, đau quặn bụng,... Bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em để khắc phục kịp thời tình trạng bệnh, giúp bé có hệ tiêu hóa tốt, bắt kịp đà tăng trưởng.

 

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này, do đây là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định. Khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt đáng kể. Hậu quả là khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. Về sau, trẻ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.

 

2. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

  • Từ 0-6 tuổi, trẻ có sức đề kháng yếu và hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng...
  • Kháng sinh có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi kháng sinh đi vào cơ thể, chúng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa khi sống ở một môi trường có chất lượng vệ sinh kém từ nguồn nước ô nhiễm cho đến nguồn thực phẩm.
  • Các biến chứng từ các bệnh khác như: Viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản... có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một khi mắc những bệnh này, trẻ thường bị tiết ra đờm chứa vi khuẩn, thay vì khạc nhổ ra ngoài, trẻ lại nuốt dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.
  • Rối loạn tiêu hóa còn xảy ra ở trẻ có chế độ ăn không hợp lý. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, lạp xưởng, xúc xích và những thích những đồ uống có ga, nước ngọt. Đây đều là những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể của trẻ đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa.

3. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

- Nôn trớ

Đây là tình trạng hay gặp đối với trẻ nhỏ khi đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tuy nhiên tình trạng này sẽ hết khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện.

- Táo bón

Trẻ em rất dễ bị táo bón khi ăn những thực phẩm khó tiêu hoá: thức ăn cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng khó tiêu,...Điều dễ thấy là khi trẻ bị táo bón, trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn khiến cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển.

- Đi ngoài phân sống

Sự mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài phân sống. Thông thường đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, nó giúp cho quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng và thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường.

Ngược lại, một khi tỷ lệ trên thay đổi, đồng nghĩa với việc các vi khuẩn có lợi giảm xuống, các vi khuẩn có hại tăng lên, gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp, như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.

- Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị tiêu chảy nhiều và kéo dài, trẻ rất dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nguy hiểm hơn là trẻ có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

 

4. Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Hãy đảm bảo cho trẻ ăn thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc. Bên cạnh đó phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột.

- Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học

Khi ăn phụ huynh nên nhắc nhở trẻ nhai kỹ thức ăn.Nhai giúp nghiền thức ăn thành nhiều mảnh nhỏ và hòa trộn chúng cùng với các enzyme có trong nước bọt. Việc này khiến trẻ cảm thấy ngon miệng và dễ tiêu hóa hơn.

- Rèn luyện thể chất mỗi ngày

Thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày cũng có thể giúp trẻ ăn uống ngon miệng cũng như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Lưu ý đặc biệt không nên cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn no.

 

Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề khá nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con. Khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Tại Viện Khoa Học và Sức Khỏe Nestlé, chúng tôi phát triển liệu pháp dinh dưỡng nhằm cải thiện các triệu chứng lâm sàng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

*Vui lòng tham khảo thêm ý kiến ​của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết. Bài viết trên đây là thông tin trích từ tài liệu tham khảo và không thay thế khuyến nghị của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

 

PEPTAMEN JUNIOR

 

san-pham-Peptamem Junior

 

TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM

 

Nguồn tham khảo:
http://s3.gi.org/patients/gihealth/pdf/pediatric.pdf.Accessed December 2014
http://www.theportlandhospital.com/children/specialties/gastroenterology/.Accessed December 2014
http://www.nestlenutrition-institute.org/News/Pages/Nutritional-management-of-children-with-gastrointestinal-Impairment%E2%80%93key-to-clinical-outcome.aspx.Accessed December 2014
http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/ger-and-gerd-in-infants/Pages/facts.aspx.Accessed December 2014