Chăm sóc trẻ em biếng ăn đúng cách

Chăm sóc trẻ em biếng ăn đúng cách

Con biếng ăn là nỗi lo của rất nhiều bố mẹ, vì biếng ăn sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng và chậm tăng trưởng. Vậy trẻ bị biếng ăn phải làm sao? Bổ sung dinh dưỡng thế nào để giúp con vượt qua tình trạng biếng ăn? Làm sao phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng khi trẻ em biếng ăn?

Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé, ba mẹ ơi!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ là tình trạng trẻ không hoặc ít có cảm giác thèm ăn, ăn ít và ăn lâu (thời gian mỗi bữa ăn có thể kéo dài trên 30 phút), trẻ chỉ muốn ăn một số loại thực phẩm nhất định, hoặc có thể không ăn và sợ khi nhìn thấy thức ăn. Trẻ bị biếng ăn trong thời gian dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển về mặt trí tuệ,...

Nguyên nhân nào khiến con biếng ăn?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ em biếng ăn như:

  • Do chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Cho trẻ ăn dặm quá sớm, ép trẻ ăn quá nhiều hoặc thời gian giữa các bữa ăn gần nhau, thay đổi thức ăn đột ngột, khẩu phần không cân đối, thừa đạm béo, thiếu chất xơ và vi chất, thức ăn kém chất lượng, không phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt cách chế biến và mùi vị còn đơn điệu.

  • Do tâm lý: Có thể do trẻ thường bị dọa nạt, quát mắng, ép ăn, trẻ không hoặc ít được gia đình quan tâm, chăm sóc trong bữa ăn nên thường xuyên lơ là việc ăn, một trường hợp khác là do trẻ ngại thay đổi môi trường ăn uống (thời gian, nơi ăn,...).

  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý mắc phải có thể khiến trẻ biếng ăn như bệnh lý về hệ tiêu hóa và sâu răng, loét miệng,... bệnh nhiễm khuẩn như giun sán hoặc trẻ đang điều trị kháng sinh.

Lời khuyên dành cho bố mẹ khi trẻ biếng ăn là nên đưa trẻ đến thăm khám các bác sĩ dinh dưỡng để từ đó có những giải pháp điều trị thích hợp. Đồng thời, bố mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ sụt cân do thiếu hụt dinh dưỡng, và ngăn ngừa tình trạng biếng ăn diễn tiến trầm trọng hơn.

Trẻ bị biếng ăn phải làm sao?

Điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ cân đối, đầy đủ các chất dinh dưỡng theo từng tuổi. Sắp xếp hợp lý khoảng cách giữa các bữa ăn cho trẻ: 2 bữa chính nên cách nhau khoảng 3 - 4 giờ, bữa chính cách bữa phụ khoảng 2 giờ. Thay đổi thức ăn thường xuyên và chọn thức ăn mà con bạn thích nhất. Khi thay đổi món ăn cho trẻ, mẹ cần thay đổi từ từ, xen kẽ thức ăn mới với thức ăn cũ mà trẻ thích. Nếu trẻ có phản xạ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn thì giảm dần phản xạ này bằng cách không ép trẻ ăn, thay vào đó để trẻ dần dần làm quen với thức ăn và dụng cụ đựng thức ăn.

Ngoài ra, hãy tạo một bầu không khí ấm cúng, vui vẻ cho con trong bữa ăn. Không nhất thiết phải để trẻ ăn riêng khi mà trẻ có thể ăn cùng mâm với gia đình. Không khí vui vẻ, đầm ấm trong bữa cơm gia đình sẽ khiến các bé ăn ngon miệng hơn. Hãy tập cho trẻ ăn đúng bữa, tập trung khi ăn, không nên vừa ăn vừa chơi như xem phim hoạt hình, chơi điện tử…và không nên cho trẻ ăn vặt.

Khi con biếng ăn, mẹ không nên ép ăn. Không nên cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn, nó sẽ làm trẻ giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, cũng không nên để trẻ quá đói, nếu đói quá trẻ sẽ mệt và càng không muốn ăn. Chỉ cần cho trẻ vận động ngoài trời nhiều hơn để trẻ hơi có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.

Với trẻ em biếng ăn, ba mẹ cần kiên nhẫn, không nên ép con ăn

Đặc biệt, khi trẻ biếng ăn bị bệnh thì ba mẹ cần chú ý nên cho con ăn nhiều cữ nhỏ, thức ăn cần chế biến mềm, dễ tiêu hóa và có mùi vị thơm ngon hơn. Hãy kiên nhẫn và dỗ dành trẻ, tránh ép trẻ ăn khiến trẻ sợ hãi. Cho trẻ uống đủ nước, có thể là sữa, nước trái cây,… Trong giai đoạn này có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ. Tuy nhiên, không nên cho thuốc vào thức ăn hoặc đồ uống của con trẻ vì trẻ có thể sợ thức ăn nếu phát hiện vị bất thường. Hơn nữa, nếu trẻ ăn ít trong giai đoạn này thì ba mẹ cũng đừng quá lo lắng và căng thẳng, sau khi khỏi bệnh trẻ có thể ăn bù.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý các dưỡng chất quan trọng sau đây, giúp cải thiện vị giác, khả năng chuyển hóa của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, giảm nguy cơ biếng ăn: Kẽm, Lysin, các vitamin nhóm B, Sắt, các axit béo Omega-3.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ em biếng ăn

Thực đơn cho trẻ em biếng ăn cần được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

  • Mỗi bữa ăn phải đảm bảo đủ 4 loại thực phẩm chính: chất bột đường (gạo, sắn, sắn, ngô), chất đạm (thịt lợn, bò, gà và các loại thịt khác; cá, tôm, cua và hải sản khác; trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc), chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật như lạc, vừng), chất xơ, vitamin và khoáng chất như kẽm, crom, selen (rau xanh, củ, quả chín). Đặc nhóm vitamin và khoáng chất cần được tăng cường vì hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất, giúp trị biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

  • Tỷ lệ từng nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo nhóm chất đạm và nhóm chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật.

  • Trẻ biếng ăn kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương nên chế độ ăn cần đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng tối thiểu cho trẻ trong một ngày. Nhu cầu năng lượng của trẻ 1-3 tuổi là 1200Kcal/ngày, trẻ 4-6 tuổi là 1500Kcal/ngày, trẻ 7-9 tuổi là 1850 Kcal/ngày, trẻ 10-12 tuổi là 2000-2100 Kcal /ngày.

  • Thực đơn cần đa dạng, không lặp đi lặp lại và thay đổi liên tục. Cần đa dạng các loại thực phẩm cho từng nhóm trong mỗi bữa ăn, nhưng hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hoặc đóng gói.

Phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em biếng ăn cùng Nutren Junior 50% Đạm Whey từ Thụy Sĩ

Khi biếng ăn, trẻ sẽ ăn ít hơn so với nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, gây nên tình trạng sụt cân, chậm tăng trưởng thể chất, lâu dài có thể ảnh hưởng đến đề kháng, tiêu hóa và khả năng tư duy của trẻ. Để biết rõ hơn về nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ để giúp bổ sung năng lượng, dinh dưỡng đầy đủ cho con phát triển khỏe mạnh, ba mẹ có thể xem thêm bài viết này.

Trong khi đó, việc điều trị hoặc cải thiện tình trạng biếng ăn cần sự kiên nhẫn và thời gian, không thể thay đổi ngay trong sớm chiều. Do đó, với trẻ biếng ăn, ba mẹ nên lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung năng lượng cao như Nutren Junior 50% Đạm Whey từ Thụy Sĩ, sản phẩm giúp trẻ cải thiện tiêu hóa, tăng cường hấp thu để nhận được trọn vẹn dưỡng chất và hồi phục, bắt kịp đà tăng trưởng khỏe mạnh; đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hóa do không dung nạp đạm nhờ có 50% đạm Whey với giá trị sinh học cao.

Nutren Junior 50% Đạm Whey từ Thụy Sĩ - dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ nhẹ cân thấp còi, tăng cường tiêu hóa và hấp thu, giúp bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt, phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn

Mỗi ml Nutren Junior cung cấp đến 1Kcal, nhờ đó, con không phải ăn hoặc uống quá nhiều nhưng vẫn nhận đủ năng lượng hàng ngày, giảm nguy cơ sụt cân. Thành phần dinh dưỡng của Nutren Junior còn bổ sung đầy đủ sắt, kẽm, vitamin nhóm B giúp tăng khả năng hấp thu, cải thiện khả năng chuyển hóa, qua đó, giúp trẻ biếng ăn ăn ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng ăn ít, ăn không ngon miệng; cung cấp DHA, Omega-3 giúp phát triển trí não và thị giác. Đặc biệt, Nutren Junior 50% Đạm Whey từ Thụy Sĩ còn bổ sung lợi khuẩn và chất xơ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ trẻ hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Nutren Junior còn có 2 dòng sản phẩm khác để bố mẹ tham khảo bổ sung cho trẻ:

Nutren Junior dạng bột, được làm từ nguồn sữa tinh khiết từ Châu Âu, mang đến vị ngon con thích, thơm béo và ngọt thanh. Được các mẹ Việt yêu thích tin dùng vì công thức dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bổ sung dinh dưỡng và năng lượng thiếu hụt giúp bé tăng trưởng khỏe mạnh.

Nutren Junior dạng hộp pha sẵn, tiện lợi giúp bé bổ sung dinh dưỡng và năng lượng hàng ngày ngay cả khi ở nhà lẫn khi đi học, vui chơi để duy trì một cân nặng chuẩn và tăng trưởng. Được làm từ nguồn sữa tinh khiết Châu Âu, sản phẩm có vị thơm béo, ngọt thanh được các bé yêu thích. Thành phần có bổ sung kẽm và chất xơ giúp tăng cường đề kháng, bổ sung Omega 3 giúp tăng cường tư duy và khả năng tập trung cho bé.

Để tìm hiểu thêm về Nutren Junior, ba mẹ có thể xem chi tiết tại đây để an tâm lựa chọn cho con sử dụng, giúp phòng ngừa suy dinh dưỡng khi con biếng ăn nhé.